Danh sách Blog của Tôi
Thứ Năm, 30 tháng 12, 2021
Thứ Ba, 28 tháng 12, 2021
Thứ Sáu, 17 tháng 12, 2021
Thứ Năm, 16 tháng 12, 2021
Thứ Tư, 15 tháng 12, 2021
Trang thơ Trang Châu
Trang thơ Trang Châu
Tao sẽ vui xuân cùng thiên hạ
Dù Tết năm nay không có mầy
Nói rứa chứ mình tao cũng chán
Thiếu mầy rượu không đã cơn say
Bao năm rồi phải không mầy nhỉ
Hai đứa ôm chung giấc mộng đầy
Cái thuở hồn đang non trẻ ấy
Xem đời dễ như trở bàn tay
Tao nhớ chúng mình say ngất ngưởng
Một đêm trừ tịch khói hương bay
Văn chương chửi đổng qua thời thế
Chính trị bàn từ đông sang tây
Chán chê hai đứa kềnh ra ngủ
Sáng dậy thề nhau: Tao không say!
Một kỷ niệm xưa mầy có nhớ
Hai đứa yêu và đã đắm say
Cô gái trước nhà căn gác trọ
Nhìn mình đôi má đỏ hây hây
Một dạo chúng mình tương tư quá
Tao làm thơ, mầy hát suốt ngày!
Bây giờ em đã lên bà lớn
Con đứa tay bồng, đứa dắt tay
Mà mấy vẫn còn lưu lạc đó
Mà tao vẫn còn lất khất đây
Nhắc đôi kỷ niệm ngày xưa để
Buồn cho thế sự của hôm nay
Bao năm mơ ước chưa tròn ý
Duyên chỉ thêm nhiều men đắng cay
Đuổi đeo, đeo đuổi trăm hình bóng
Rút cuộc còn tao với một mầy!
Đã hẹn xuân nầy ăn Tết muộn
Chúc nhau nâng một cốc rượu đầy
Những tưởng chông gai cùng sát cánh
Nào ngờ thế nước bắt chia tay!
Còn đâu những buổi sương chiều xuống
Mưa lạnh, đường xa, gió heo may
Bấm tay ngồi đếm ngày phiêu bạt
Chợt thấy xuân về trên khóm cây
Mầy vẫn âm thầm quê cũ sống
Tao phải bôn ba đất nước nầy
Cách sông, cách núi, lòng không cách
Nhớ mầy tao chỉ một cơn say
Văn chương xứ Việt giờ chắc đắt?
Mấy mươi triệu kẻ đọc văn mầy?
Văn mầy còn như văn ngày trước
Giọng cười pha lẫn ý chua cay?
Tao ở bên nầy xem tuyết trắng
Thơ lòng một cõi tha hồ hay
Thơ hay khốn nỗi không người đọc
Nhìn tóc hoe vàng nhớ tóc mây!
Tao sẽ vui xuân cùng thiên hạ
Dù Tết năm nay không có mầy
Nói rứa chứ mình tao cũng chán
Rượu buồn, thiếu bạn, uống không say
Trang thơ Trang Châu
Nhà thơ Trang Châu tên thật là Lê Văn Châu, sinh ngày 28 tháng 3 năm 1938 tại Huế. Ông là con trai thứ của cựu trung tướng Việt Nam Cộng Hòa Lê Văn Nghiêm và bà Trần Thị Thuận. Cha Trang Châu mất tại Sài Gòn ngày 27 tháng 1 năm 1988 còn mẹ qua đời lúc ông lên 9 tuổi.
Thuở nhỏ ông theo học tại các trường Pellerin, Thiên Hựu (Huế), Yersin (Đà Lạt). Tốt nghiệp Y khoa năm 1966. Là bác sĩ quân y, phục vụ trong binh chủng nhảy dù từ năm 1966 đến năm 1971.
Trang Châu lập gia đình cùng bà Hoàng Kim Uyên, con gái nhà thơ Hoàng Trọng Thược, Á hậu Việt Nam năm 1976 và có hai con trai.
Trang Châu vừa làm thơ vừa viết văn. Trước 1975, ông cộng tác với các tạp chí: Tiền Phong, Khởi Hành, Văn Học… Ông từng đoạt giải thưởng văn học của Tổng Thống Việt Nam Cộng hòa với cuốn bút ký nhan đề Y sĩ tiền tuyến vào năm 1969.
Ông tị nạn tại Montréal Canada từ năm 1977, hiện hành nghề y tại phòng mạch tư. Tiếp tục sáng tác, nhưng ít gửi bài đăng báo.
Tháng 6 năm 1987, Trang Châu được bầu làm Chủ tịch hội Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại tại Canada sau khi giữ chức chủ tịch trung tâm Văn Bút Québec. Ông được bầu làm chủ tịch Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại trên toàn thế giới một nhiệm kỳ từ năm 1991 đến năm 1993.
Tác phẩm đã xuất bản:
Thứ Hai, 29 tháng 11, 2021
Thứ Hai, 2 tháng 8, 2021
Thứ Năm, 20 tháng 5, 2021
https://vn.yamaha.com/vi/news_events/2020/cach-tu-hoc-piano-co-ban-tai-nha-tot-nhat.html
https://vn.yamaha.com/vi/news_events/2020/cach-tu-hoc-piano-co-ban-tai-nha-tot-nhat.html
YAMAHA
Bài 1. Tư thế ngồi và cách đặt tay trên phím đàn piano
https://tuhocdanpiano.com/bai-1-tu-the-ngoi-va-cach-dat-tay-tren-phim-dan-piano/
Bài 1. Tư thế ngồi và cách đặt tay trên phím đàn piano
Đây là bài đầu tiên trong chuỗi các bài tự học đàn piano dành cho người mới bắt đầu. Nếu bạn đang tìm kiếm một website hay blog chia sẻ kiến thức và các bài học đàn piano dành cho người ngoại đạo thì bạn đang ở đúng nới bắt đầu rồi đấy.
Trước tiên, bạn sẽ học cách ngồi chơi đàn piano (tư thế ngồi đàn piano chuẩn)
Nơi bạn đặt băng ghế và cách bạn đặt mình trên băng ghế là một phần rất quan trọng trong việc chơi đàn piano. Với tư thế và vị trí thích hợp, bạn sẽ làm chủ được toàn bộ dãy phím trên đàn với cảm giác thoải mái trong khi luyện tập và chơi đàn.
Ngồi cao nhưng không cứng. Bàn chân của bạn nên tiếp xúc trọng vẹn trên sàn và lưng bạn phải thẳng. Chân phải của bạn có thể hơi hướng về phía trước, đặc biệt nếu bạn có sử dụng bàn đạp piano (pedal). Vị trí đặt ghế là ngay chính giữa đàn và vị trí bạn ngồi cũng phải ngay giữa, thẳng người và mắt hướng về trước quan sát sheet nhạc. Tư thế ngồi không nên quá lùi về sau hoặc sát về trước, làm sao để tay bạn khi đặt lên phím đàn cảm thấy thoải mái nhất.
Xem thêm: Tư thế ngồi đàn piano đúng
Người bạn có thể hơi hướng về phía trước. Hãy để cánh tay của bạn thả lỏng từ vai. Hai lòng bàn tay phải đối mặt với bàn phím, các ngón tay cong tròn và đặt vuông góc với phím đàn. Cổ tay phải cao hơn một chút so với các phím.
Vì sao lại quá quan trọng điều này? Vì điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tiếng đàn do bạn tạo ra, âm thanh sẽ đầy đặn và tròn trịa nếu bạn thực hiện đúng và ngược lại.
Bài học đầu tiên cho người tự học đàn piano – Các ngón tay
Đoạn này sẽ hướng dẫn bạn cách đánh số các ngón tay và sắp xếp chúng một cách khoa học trên phím đàn.
Như hình ảnh bên dưới đây, ngón cái của mỗi bàn tay sẽ là ngón số1 và theo đó thứ tự tằng dần về phía ngón út.
Xin lưu ý đây là một trong những kiến thức cần ghi nhớ và tuân thủ để có được cách sắp xếp ngón tay hợp lý trong quá trình luyện tập và chơi đàn. Điều này giúp bạn chơi được các hợp âm, chạy gam một cách linh hoạt, theo thời gian và sự luyện tập chăm chỉ sẽ cải thiện được tốc độ chơi đàn. Nhiều người đã gặp khó khăn khi không chú ý đến việc này, dẫn đến quen tay và chơi các bản nhạc theo cách không mấy dễ dàng vì không thể sắp xếp các ngón hợp lý.
Khi nhìn vào sheet nhạc dành cho người học đàn piano, bạn sẽ thấy có các con số ngay dưới hoặc trên mỗi nốt nhạc, việc của bạn là đặt ngón tay tương ứng với các con số.
Theo khuôn nhạc bên trên thì bạn sẽ đặt ngón số 3 của bàn tay phải ngay nốt nhạc đầu tiên. Xem tiếp các bài sau để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức hơn.
Trong bài tiếp theo chúng ta sẽ học về bàn phím piano.
Theo khuôn nhạc bên trên thì bạn sẽ đặt ngón số 3 của bàn tay phải ngay nốt nhạc đầu tiên. Xem tiếp các bài sau để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức hơn.
Trong bài tiếp theo chúng ta sẽ học về bàn phím piano.
Thứ Tư, 19 tháng 5, 2021
Bài 2. Bàn phím đàn piano và vị trí các ngón
http://tuhocdanpiano.com/bai-2-ban-phim-dan-piano-va-vi-tri-cac-ngon/
Bài 2. Bàn phím đàn piano và vị trí các ngón
Trong bài học số 2 này, chúng ta sẽ học về bàn phím đàn piano. Bàn phím được tạo thành từ các phím màu trắng và các phím màu đen. Các phím màu đen được sắp xếp theo nhóm từ hai đến ba. Khi bạn dịch chuyển tay từ trái sang phải, các nốt nhạc có âm vực cao hơn. Khi bạn di chuyển từ phải sang trái, âm vực sẽ giảm xuống.
Bạn hãy nhìn vào dãy phím màu trắng, phím đầu tiên chính là nốt C, và 6 nốt tiếp theo lần lượt là D E F G A B. Vậy có tổng cộng 7 nốt nhạc với 7 chữ cái làm đại diện, và 7 nốt này sẽ được lặp lại theo đúng thứ tự đến hết dãy phím đàn. Bạn phải thuộc lòng phần này.
Xem thêm: Cách nhận biết toàn bộ phím đàn piano
Khi nhìn vào bất cứ một đoạn nào của dãy phím đàn, bạn chỉ cần xác định được nốt C thì sẽ biết được các nốt còn lại. Nốt C là phím trắng đứng ngay trước chùm 2 phím đen, và tương tự nốt F là phím trắng nằm ngay trước chùm 3 nốt đen.
Vị trí đặt các ngón tay trên phím đàn
Như ở bài 1, các ngón tay được đánh số thứ tự để giúp người mới học đàn piano biết cách đặt tay đúng vị trí. Hãy thao tác như ảnh bên dưới, đặt ngón tay cái (ngón số 1) của bàn tay phải vào nốt C, ngón trỏ (ngón số 2) vào phím đàn liền kề – đó là nốt D và các ngón còn lại lần lượt là E F G. Xem lại bài 1 để rõ hơn cách đánh số và tư thế tay.
Giữ các ngón tay đúng vị trí như hình và nhấn phím đàn theo các dãy số sau, ấn một ngón tay tại một thời điểm (ngón này ấn xuống thì ngón trước đó thả phím đàn về vị trí ban đầu): 1 2 3 4 5, 1 2 3 4 5, 5 4 3 2 1, 5 4 3 2 1, 1 2 3 4 5, 5 4 3 2 1. Chú ý đến ngón áp út và ngón út, do mới tập nên có thể bạn sẽ gặp khó khăn với 2 ngón này vì chúng khá yếu, cố gắng nhấn phím đàn đủ độ sâu như các ngón còn lại.
Trong khi tập ấn các phím hãy thả lỏng cơ thể đặc biệt hay cánh tay, các ngón tay cong tròn và dùng phần thịt đầu ngón tay để ấn phím đàn chứ không phải là móng tay, ấn phím đủ sâu sao cho âm thanh thật trọng vẹn.
Khi tập đàn quan trọng nhất là phải biết giữ nhịp, mỗi khi ngón tay ấn một phím đàn bạn hãy nhịp một chân cùng lúc và đọc tên nốt nhạc thật to. Cố gắng chơi các nốt nhạc sao cho thật đều nhau.
Giờ hãy tập lại đánh lại dãy số này một lần nữa:
1 2 3 4 5, 1 2 3 4 5, 5 4 3 2 1, 5 4 3 2 1, 1 2 3 4 5, 5 4 3 2 1
Áp dụng bài tập tương tự với tay trái rồi sau đó hãy tập cả hai tay cùng lúc.
Thứ Bảy, 3 tháng 4, 2021
Thứ Tư, 24 tháng 3, 2021
Thứ Ba, 16 tháng 3, 2021
Chủ Nhật, 14 tháng 3, 2021
Thứ Tư, 24 tháng 2, 2021
Chiều Sân Ga | Lưu Ánh Loan
Chiều Sân Ga
Giờ này gặp nhau trên sân ga chiều loang nắng
Vụng về hỏi thăm anh mấy câu đi về đâu
Cớ sao đứng chờ cớ sao đứng đợi
Đường tàu mùa Xuân nay biết em đang mong chờ
Tàu về tàu đi như mang theo niềm nhung nhớ
Chợt buồn chợt vui anh biết đâu em hờn dỗi
Má em ửng hồng vì thẹn thùng khi bên nhau
Trên sân ga chiều
Người đông nhưng ai cũng lạ
Tình cờ gặp nhau
ngỡ như mình quen quá
Chuyện gần chuyện xa mới hay anh từ giã
Em trách con tàu sao nỡ vô tình rời sân ga
Một lần gặp nhau anh đã mang đi kỷ niệm
Dù rằng thời gian không cho ta nhiều lưu luyến
Chuyện về tình yêu như sắc hoa mang màu nhớ
Dẫu cho hững hờ
Ước mơ vẫn chờ
Đường tàu còn đây ta đã xa xa nhau rồi
Người chờ người đi ai không thương mà không nhớ
Trời càng về khuya đêm hắt hiu sương lạnh giá
Lắng nghe tiếng còi tàu tìm về trên sân ga
-
https://nhasachmienphi.com/ba-nguoi-linh-ngu-lam.html Ba Người Lính Ngự Lâm Tác giả: Alexander Dumas Thể loại: Tiểu Thuyết Phương Tây Dan...
-
LỜI BÀI HÁT NGƯỜI XA VỀ THÀNH PHỐ Lời bài hát Người Xa Về Thành Phố Mình về thành phố đây rồi, chốn ăn, chốn vui lạ mặt người. Cho bỏ gian l...